BÁNH ĐA VỪNG ĐEN NGON & LÀNH SHOP    

Bánh đa vừng đen

Bánh đa một đặc sản không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc!

Bánh đa Đô lương

Tự hào làng nghề quê em!

Bánh đa chuẩn bị cho khách hàng

Mỗi ngày mười vạn cái bánh đa được xuất đi mọi miền của tổ quốc!

Bánh đa đang được phơi nắng

Bánh đa sạch - 100% không chất bảo quản!

Không chỉ bánh đa...

Nhộng ong - Trám đen - Hành tăm...

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Mua bánh đa vừng ở đâu?

Chào các bạn,
Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình bạn hỏi và chúng tôi trả lời. Câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất trong tuần là "mua bánh đa vừng ở đâu?"
Nếu đây là lần đầu bạn xem trang web của chúng tôi, và chưa biết đặt câu hỏi ở đâu thì mời bạn xem tại đây

Các bạn ạ, bánh đa vừng là một đặc sản dân dã, rất phổ biến bạn có thể bắt gặp bất kỳ nơi nào trên đường phố. Tuy nhiên để tìm được đặc sản chính gốc thì rất khó có trên đường phố vỉa hè các bạn ạ. Đơn giản, nếu nó đã nằm ở đó thì ai còn gọi là đặc sản nữa.

Gần đây, tiếp các vị khách nước ngoài tìm về làng nghề bánh đa Vĩnh Đức | Bánh đa Đô lương, chúng tôi mới hiểu dược rằng, bánh đa của chúng tôi đã vượt biên giới địa lý, và các bạn nước ngoài cũng rất thích bánh của chúng tôi. Tản mạn chút, xin quay lại chủ đề chính. Để tìm được bánh đa vừng đúng gốc đặc sản Xứ Nghệ, mời bạn ghé thăm làng nghề Bánh đa quê tôi, tại Khối 10, thị trấn Đô Lương, Nghệ An. Gặp bà Nguyễn Thị Thanh ( chủ cơ sở bánh đa vừng đen Ngon & Lành).
Nếu bạn ở Hà nội, và không có cơ hội về Nghệ An, bạn có thể liên hệ với bạn Thương phan qua số hotline 0977 306 806 để được tư vấn hay mục sở thị đặc sản này nhé.
Dưới đây là những hình ảnh mời bạn xem:
Bánh đa vừng nướng
Bánh đã nướng

bánh đa sống
bánh đa sống
Cảm ơn bạn, chúc bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Cách phân biệt bánh đa vừng ngon hay dở

Các bạn ơi, Bánh đa được bán nhiều ngoài thị trường, với đủ các loại nhưng làm thế nào để nhận ra đâu là bánh đa ngon hay không ngon.

Trong khuôn khổ của bánh đa vừng đen | Bánh đa Đô lương mình xin hướng dẫn các bạn cách chọn bánh đa ngon nhé.

Trước hết là kiểm tra ngoại quan:

Đây là khâu quan trọng nhất các bạn ạ vì thế nhớ giúp mình là nên kiểm tra 1 cách cẩn thận.

Đối với bánh đa sống:

Lật xem 2 mặt có bị ẩm mốc hay không? lấy tay bẻ 1 chút xem bánh có giòn không? Nếu bánh không còn giòn nghĩa là đã sản xuất lâu rồi. Nếu bánh giòn thì ta kiểm tra tiếp xem các hạt vừng có mẩy to không?
Các bạn biết đấy, hạt vừng tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh đa vừng. Ngày nay, vì lợi nhuận nên một số nơi đã sử dụng vừng kém chất lượng, hạt lép, vừng non để làm bánh. Khi ta nướng, những hạt lép sẽ dễ bị cháy và có mùi khét mất đi vị thơm của bánh
Các hạt vừng phải đồng đều, có màu đem nhánh.

Thêm một yếu tố nữa đó là kích thước của bánh. Đường kính như thế nào, thường thì có 3 loại phổ biến ( đối với bánh đa Đô lương) là loại nhỏ D=18 cm, loại vừa D=20 cm, loại lớn D=22 cm. Độ dày thì tương đồng nhau vì độ dày chính bằng độ dày của hạt vừng.

Trong bánh đa có cả tỏi nữa đó các bạn, nếu bạn nhìn thấy tỏi miếng màu trắng trong bánh thì có nghĩa là bác nghệ sĩ làm bánh hơi ẩu, nhẽ ra phải dùng máy sinh tố xay nhuyễn tỏi để tỏi được đồng đều cho cả mẻ bánh. Hơn nữa nếu tỏi miếng thì bánh sẽ bảo quản khó hơn vì dễ bị mốc tại miếng tỏi.

Đối với bánh đa nướng:


Cũng giống như bánh đa sống, bạn cần kiểm tra kỹ, nhưng với bánh đa nướng rồi, thì ta có thêm 1 tiêu chí nữa là độ chín của bánh.
Nếu nướng bánh cháy thì ăn sẽ có vị đắng và không còn thơm ngon nữa. 
Nếu nướng chưa chín đều thì sẽ không giòn và cứng không ăn được.

Đối với bánh đa vừng đen Ngon & Lành shop thì cảm nhận của người dùng là quan trọng nhất nên bạn sẽ được ăn thử 1 cái trước khi mua nếu bạn thấy ngon hãy giới thiệu thêm người giúp mình. Nếu bạn thấy không hợp khẩu vị Ngon & Lành mong muốn nhận được góp ý của bạn để củng cố thêm ạ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài ạ

Bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ xin liên hệ với mình 0977 306 806

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Tại sao bánh đa vừng đen có hình tròn?

Chào các bạn, hôm nay chúng ta lại gặp nhau trong chương trình hỏi xoáy đáp xoay, bạn hỏi và chúng tôi trả lời.

Trước hết, Hiệu Bánh đa vừng đen Ngon & Lành xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và ủng hộ sản phẩm cũng như đặt ra nhiều câu hỏi thú vị. Điều đó càng làm cho chúng tôi có thêm động lực để viết tiếp.

Tại sao bánh đa có hình tròn?


banh đa vừng đen ngon lành shop
Chả có cái bánh đa vừng nào hình vuông
Nhiều người nghĩ từ bánh đa chắc, nghĩa là giống cái lá đa, hihi. Mà cái lá đa đâu có hình tròn?
Để giải thích tại sao bánh đa vừng đen lại có hình tròn, chúng ta cùng tìm hiểu cách mà những người thợ - những người nghệ sĩ làm ra cái bánh đa nhé.
Nguyên liệu sau khi đã được trộn đều vào nước, người thợ bắt đầu công đoạn tráng bánh đa.
Một tấm vải nhẵn, mỏng sạch được bịt lên miệng của cái nồi nấu bánh để làm bàn tráng. Chính vì cái nồi mà cha ông ta dùng từ xa xưa đến tận bây giờ nó có hình tròn, nên cái bàn tráng bánh của chúng ta cũng vậy. Và kết quả là cái bánh đa cũng có hình tròn đó các bạn.
banh da hinh tron
Cái nồi hình tròn-cái bánh cũng tròn

Đến đây thì chắc các bạn đã hiểu rõ rồi chữ ạ.

Chân thành cảm ơn các bạn đã đón đọc. mọi câu hỏi xin gửi về cho chúng tôi tại:

Email: dacsanquehuong.na@gmail.com
DT: 0977 306 806
Địa chỉ: Ms Thương, Khối 10, Thị Trấn Đô Lương, Nghệ An.
Hà Nội: Số 4, Ngách 323/83/39 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội ( gần Công Viên Hòa Bình - Phạm Văn Đồng)


Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

VỪNG ĐEN


Tên khác Tên dân gian: Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè. 
Tên theo Đông y: Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma. Tên khoa học: Sesamum indicum Họ khoa học: thuộc họ vừng (Pedaliaceae) Cây vừng đen (Mô tả, hình ảnh cây vừng đen, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...) 

Mô tả:

Vừng đen vừa là cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Hoa tháng 5-9, quả tháng 7-9. Bộ phận dùng: Hạt vừng màu đen - Semen Sesami Nigrum, thường gọi là Hắc chi ma. Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi lấy quả. Thu hái cây vào tháng 6-8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng. Thành phần hóa học 100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid. Dầu vừng làm từ vừng đen ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
 Tác dụng dược lý Dầu Mè bôi lên niêm mạc có tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm. Có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch. Dầu mè đen có tác dụng nhuận trường. Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Vị thuốc vừng đen (Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...) Tính vị - Nó có vị ngọt, tính bình, không độc. Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình. Sách Bản kinh phùng nguyên: ngọt ôn. Qui kinh: - Vào kinh can thận Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập phế tỳ. Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm kiêm nhập túc quyết âm, thiếu âm. Sách Ngọc thu dược giải: nhập túc quyết âm can, thủ dương minh đại trường kinh. Tác dụng vừng đen Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận. Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn. Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ. Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”: Liều dùng: 12-40g sắc uống hoặc hoàn tán Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc vừng đen Chữa táo bón: Mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè là khỏi, hoặc có thể nấu cháo mè ăn cho dễ. Chữa viêm đại tràng mãn tính: Mè đen 40g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng. Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp. Chữa rết cắn: Lấy hạt mè nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau Chữa chứng nôn mửa: Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối. Bỏng nước sôi nhẹ: Lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay. Chữa nhũ ung: Phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt mè tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi. Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày). Chữa tóc bạc sớm: Mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối. Dùng mè đen trị chứng rụng tóc: Lấy 1 bát con hạt mè đen sao chín tán nhuyễn cho thêm đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt. Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát hạt mè đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm. Chữa bụng đầy trướng: Nấu 1 chén mè đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 muỗng canh mè đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi. Trị thương hàn: Nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt mè đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 – 4 lần là khỏi. Mè đen trị kiết lỵ kinh niên: Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày là khỏi. Trị lang ben trắng: Để trị bệnh lang beng trắng bạn lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi. Trị tai ù: Nếu tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 – 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm. Tham khảo Kiêng kỵ: Âm suy, cơ thể khô ráo. Món ăn bài thuốc chữa bệnh từ mè đen Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do: ·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý. ·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng ·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch. ·
vừng đen tại http://banhda.online
Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới) Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt. Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bón có nhiều nguyên nhân: ·Thực phẩm thiếu chất xơ ·Gan tiết ít mật ·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp. ·Không có thói quen đi cầu hàng ngày Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế: ·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch ·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận. ·Dầu vừng làm tăng tiết mật. ·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng. ·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn. Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư. Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây: ·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân. ·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết. ·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm. Chế độ ăn uống kiêng kị cho người viêm đại tràng Vĩnh biệt bệnh viêm đại tràng mãn tính kéo dài 20 năm Châm cứu điều trị viêm đại tràng   Nơi mua bán vị thuốc VỪNG ĐEN đạt chất lượng ở đâu? Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc VỪNG ĐEN ở đâu? VỪNG ĐEN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn. Vị thuốc VỪNG ĐEN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT. Giá bán vị thuốc VỪNG ĐEN tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi. + Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng Tag: cay Vung den, vi thuoc Vung den, cong dung Vung den, Hinh anh cay Vung den, Tac dung Vung den, Thuoc nam

Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?, ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừng, vừng đen có tác dụng gì?, bánh đa với 15 món ngon của Nghệ An, bánh đa vừng đen |tinh hoa xứ Nghệ, Bánh đa vừng đen |Ngon & Lành shop, bánh đa Đô lương xứ Nghệ, Bánh đa Thanh chương, Bánh đa vừng đen Đô lương cực ngon, yêu lắm bánh đa vừng, Cách làm bánh đa vừng, mua bánh đa ở đâu, bánh đa ở Hà nội, bánh đa ăn với gì, bánh đa uống bia 

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

3 tháng đầu mang thai: Vừng đen siêu tốt cho bà bầu

Vừa là món ngon, vừa là dược phẩm chữa bệnh hữu hiệu, hạt mè hay còn gọi là hạt vừng từ lâu đã trở thành thực phẩm quen thuộc và gần gũi trong gian bếp Việt. Đặc biệt, bà bầu ăn vừng đen thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của thai nhi.
1. Vừng đen có tác dụng gì?
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì: Vừng đen siêu tốt cho bà bầu
Với hơn 60% là dầu, 22% chất đạm và nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, niacin, a-xít folic…, vừng đen được xếp vào danh sách thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng vitamin E trong hạt vừng cũng đứng đầu trong các loại thực phẩm, không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá chất béo gây hại cho cơ thể, mà còn có tác dụng chống lão hoá, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Trong 100 g vừng đen có khoảng 5,14mg vitamin E.
Vừa dễ hấp thu, các a-xít béo chưa bão hòa trong hạt vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin vừa có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Ngoài ra, vừng đen cũng có tác dụng hữu hiệu với các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu cũng như loại bỏ bớt các loại giun sán trong đường ruột.
2. Lợi ích khi bà bầu ăn vừng đen
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì: Vừng đen siêu tốt cho bà bầu
– Tăng cường sức khỏe hệ xương: Chứa nhiều can-xi, vừng đen là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Trung bình, cứ 100 g mè có khoảng 800 mg canxi, đáp ứng hơn 2/3 nhu cầu can-xi mỗi ngày.
– Bảo vệ sức khỏe làn da: Một công dụng không thể phủ nhận vừng đen là ngăn ngừa các nếp nhăn, ngăn ngừa tia UV từ mặt trời. Nhất là trong ánh nắng gay gắt mùa hè, bà bầu ăn vừng đen sẽ bảo vệ da tốt hơn, giúp da khỏe khoắn và căng tràn sức sống.
– Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Bên cạnh gạo lứt, vừng đen cũng được xem là thực phẩm an toàn chống lại bệnh tiểu đường, nhờ tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể.
– “Vượt ải” nhanh chóng: Theo kinh nghiệm dân gian, thường xuyên ăn vừng đen trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ. Hơn nữa, ăn vừng đen cũng giúp tăng số lượng cũng như chất lượng sữa.
3. Mách mẹ bầu thực đơn hấp dẫn từ vừng đen
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì: Vừng đen siêu tốt cho bà bầu
– Cháo vừng:
Nguyên liệu: vừng đen, gạo
Cách làm:
Bước 1: Rang vừng cho thơm rồi để riêng
Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu cháo
Bước 3: Đợi cháo chín, cho vừng vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Chè vừng đen
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì: Vừng đen siêu tốt cho bà bầu
Nguyên liệu: vừng đen, bột nếp, đường, sữa (tùy chọn)
Cách làm:
Bước 1: Cho vừng vào chảo, rang thơm rồi cho vào máy xay khô, xay mịn
Bước 2: Bột nếp cho vào chảo, để lửa nhỏ. Lưu ý đảo đều tay cho đến khi bột vàng, thơm
Bước 3: Trộn bột với vừng, lọc qua rây để hỗn hợp thật mịn. Thêm đường tùy theo ý thích, trộn đều.
Bước 4: Khuấy bột với nước cho đến khi gần chín, thêm sữa. Khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.
– Muối vừng đen: Vừng đen trộn với muối có thể dùng để ăn kèm cơm hoặc xôi hàng ngày.
Chi tiết liên hệ

Ăn bánh đa nướng có mập không?

banhda.online

Việc ăn uống được coi là điều tuyệt vời nhất của mỗi người chúng ta, những đối với những ai đang lo lắng về vóc dáng thân hình của mình lại là chuyện vô cùng khó khắn, thậm chí khiến nhiều người phải mất ăn mất ngủ, phải hết sức dè chừng trước khi thưởng thức một món ăn nào đó, và trong số đó thì vấn đề khiến nhiều người thắc mắc chính là: Ăn bánh tráng trộn, bánh đa nướng, bánh bao có mập không?


Tất nhiên, nhắc đến những món ăn vặt khoái khẩu mà nhiều người mê mẩn thì không thể không nhắc đến những loại bánh như: bánh tráng trộn, bánh đa nướng, bánh bao…. Đặc biệt là những thiếu nữ và chị em văn phòng.
  • Đầu tiên là món bánh tráng trộn, thông thường để làm ra món ăn này thì gia vị không thiếu chính là sa tế, mà đây lại là nguyên liệu chứa rất nhiều axit béo no, dẫn đến việc cơ thể dễ dàng hình thành những lớp mỡ thừa và khó giữ gìn vóc dáng. Ngoài ra, dầu khi đã được chiên cùng với ớt bột, nước và các chất khác để lâu sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Chưa hết, đối với những gọi bánh tráng trộn để sẵn trong bịch thường tồn tại rất nhiều nguy cơ gây hại với sức khẻo chúng ta như: nhiễm độc từ túi nilon tái chế, dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng từ thao tác trộn bằng tay của người bán hoặc các nguyên liệu làm bánh tráng được phơi ở những nơi không an toàn vệ sinh.

  • Tiếp theo là món bánh đa nướng, thành phần chủ chốt của món ăn này chính là mỡ hành và bơ, mà đây lại là những thành phần khiến cơ thể bạn nhanh chóng tăng cân.

  • Đối với banh báo, thì thành phần nguyên liệu mà chúng chứ chính là thịt heo cả nạc lẫn mỡ xay nhỏ, mộc nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng cút hoặc trứng vịt muối, vỏ có năng lượng rất cao, khoảng 328 kcal, tương đương với một bát phở và hơn 2 chén cơm

  • Chính vì vậy, lời khuyên cho các chị em chính là nếu đang trong quá trình giảm cân thì nên tốt nhất là tránh xa những món ăn vặt. Hoặc cũng thể chọn những món ăn không khiến cơ thể tăng cân ít calo và giúp no lâu như vài cuốn gỏi, trái cây, các loại hạt, yaourt…

Học cách làm bánh tráng trộn cho người giảm cân

Nếu thật sự bạn không thể kìm chế trước món ăn vặt là bánh tráng trộn, thì bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để tạo ra món ăn không tăng cân mà còn vô cùng hấp dẫn dưới đây, khi hội tủ đủ đầy những mùi vị: thơm thơm, dai dai, mặn mặn và beo béo
Bạn có thể nhâm nhi cả ngày trời với món bánh tráng trộn mà không phải lo tăng cân bởi đây là món ăn vặt giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm cân hiệu quả. Theo nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng có trong bánh tráng trộn, thì cứu 100g bánh tráng chủ yếu cung cấp cho bạn 333 kcal, 4g protein, 0,2g chất béo, 78.9g chất đạm. Ăn một bịch bánh tráng trộn ít béo, bạn đã cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào. Tất nhiên cơn đói sẽ rất lâu sau mới ghé thăm bạn và bạn có thể dễ dàng “từ bỏ” những món ăn “nguy hiểm” khác.
Để có thể đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như đảm bảo cơ thể không tăng cân, thì bạn nên dành chút thời gian để vào bết thực hiện món ăn đơn giản này ngay tại nhà, để có thể giải tỏa cơn thèm của mình hiện tại nhé. Sau đây là hướng dẫn cụ thể mà bạn cần thực hiện:
Nguyên liệu để làm món bánh tráng trộn:

1 quả xoài xanh chua (khoảng 200g)
  • 200g khô bò hoặc mực xé
  • 2 thìa ruốc khô có tẩm gia vị
  • Bánh tráng (ít nhiều tùy ý thích)
  • 6 quả trứng cút luộc.
  • Muối tôm, 2 quả tắc
  • Ớt sa tế, đậu phộng rang
  • Rau răm
Cách làm món ăn vặt giảm cân:
  • Xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.
  • Rau răm nhặt lá, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ vừa.
  • Bánh tráng cắt nhỏ thành từng sợi.
  • Khô bò xé sợi (mực xé thì không cần).
  • Cho xoài xanh đã cắt sợi, khô bò (mực xé), ruốc vào 1 cái thố.
  • Tiếp tục cho bánh tráng, đậu phộng  và trứng cút đã lột vỏ vào.
  • Cho tiếp ớt sa tế vào cùng với rau răm. Cắt đầu quả tắc và vắt nước cốt vào (nhớ bỏ hạt).
  • Rưới muối lên và trộn đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nếu thấy bánh tráng vẫn còn cứng, bạn có thể vắt thêm tắc vào cho mềm.

Lời khuyên cho bạn thêm đó chính là cùng với việc tận hưởng và nhâm nhi món ăn vặt tuyệt vời là món bánh tráng trộn vừa thực hiện trên đây, thì bạn cũng nên tiến hành luyện tập đều đặn những bài tập thể dục giảm mỡ bụng, đi bộ, đạp xe để đem lại một vóc dàng cân đối cùng cơ thể khỏe manh.

Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung của bài viết: Ăn bánh tráng trộn, bánh đa nướngăn bánh bao có mập không?, thì bạn sẽ không còn vướng mắc vấn đề trên đây nữa. Cũng như, có được cho mình những thông tin bổ ích để có thể giữ gìn được vóc dáng thon thả mà không phải gồng mình để hạn chế cơn thèm ăn. 

Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừngvừng đen có tác dụng gì?bánh đa với 15 món ngon của Nghệ Anbánh đa vừng đen |tinh hoa xứ NghệBánh đa vừng đen |Ngon & Lành shopbánh đa Đô lương xứ NghệBánh đa Thanh chươngBánh đa vừng đen Đô lương cực ngonyêu lắm bánh đa vừngCách làm bánh đa vừngmua bánh đa ở đâubánh đa ở Hà nộibánh đa ăn với gìbánh đa uống bia 

Thơ Bánh đa vừng

Thân em như chiếc bánh đa vừng
Khi đã ăn rồi khó dửng dưng
Hình dáng méo, tròn vênh dẹo dọ
Mặt mày phồng, tẹt rỗ lung tung
Cho mồm mới nhá kêu đôm đốp
Bỏ miệng vừa nhai nói ngập ngừng
Quân tử  thương đừng bẻ nhỏ
Làm cho vừng rụng nhảy tưng tưng !
Bánh đa vừng đen nhìn đã thèm rồi!
Bánh đa vừng đen nhìn đã thèm rồi!


19/02/2018
Nguyễn Đức Hưng

Chân thành cảm ơn tác giả đã thưởng thức bánh đa và sáng tác nên những vần thơ thật chất phác dễ thương.

Mua bánh đa vừng ở hà nội?

Mọi thông tin liên hệ vui lòng gọi số 0977 306 806

Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừngvừng đen có tác dụng gì?bánh đa với 15 món ngon của Nghệ Anbánh đa vừng đen |tinh hoa xứ NghệBánh đa vừng đen |Ngon & Lành shopbánh đa Đô lương xứ NghệBánh đa Thanh chươngBánh đa vừng đen Đô lương cực ngonyêu lắm bánh đa vừngCách làm bánh đa vừngmua bánh đa ở đâubánh đa ở Hà nộibánh đa ăn với gìbánh đa uống bia 

Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ?

Vừng đen hay còn gọi là mè đen đây được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao và mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Sau đây bài viết: Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ? sẽ chia sẻ đến các bạn những tác dụng tuyệt vời của vừng đen nhé. Mời bạn cùng đón xem! 
vừng đen tai banhda.online
Tìm hiểu về vừng đen
Vừng đen vừa là cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.
Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.

Vừng đen có tác dụng gì?

Vừng đen có vị ngọt bùi, tính bình, không độc, ít acid béo bão hoà, được Đông y dùng làm thuốc vì có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh; dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt…
Một số tác dụng của vừng đen:
  • Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng cao các chất khoáng chất cần thiết trong hạt vừng như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương.
  • Ổn định huyết áp: Magie trong vừng đen được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp giảm huyết áp cao, vì vậy mà magie có trong dầu vừng cũng có tác dụng như thế. Có thể bạn không biết, hàm lượng magie trong dầu vừng trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn.
  • Sạch răng miệng: Hạt vừng có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe răng miệng. Khi chà bột vừng hoặc vừng giã lên răng sẽ giúp bạn kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên răng. Đặc biệt là hạt vừng có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn chính gây ra sâu răng là vi khuẩn Streptococcus.
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Hạt vừng đen chứa nhiều chất xơ, các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ xưa, người ta đã dùng vừng đen như một vị thuốc để chữa chứng táo bón hay tiêu chảy, khó tiêu. Chính vì thế mẹ bầu có thể dùng vừng đen nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Ngăn ngừa tiểu đường: Bên cạnh gạo lứt, từ xưa đến nay người ta vẫn coi hạt vừng đen là thực phẩm sử dụng an toàn chống lại bệnh tiểu đường bởi nó có tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể. Để phòng ngừa tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu nên có kế hoạch ăn vừng đen. Ngoài ra vừng đen cũng ít qua chế biến nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Phòng chống ung thư: Bên cạnh các khoáng chất thì hạt vừng còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới và nó hoạt động như một chất chống oxi hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Do đó mà không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn chặn các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức.
  • Tốt cho bà bầu: Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng vừng đen 3 lần/ tuần để việc sinh nở dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, ăn vừng đen cũng giúp các chị em có nhiều sữa, sữa chất lượng hơn vì trong vừng đen có nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.
  • Đẹp da, dưỡng tóc: Hạt vừng có chứa kẽm hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hình thành collagen, tăng cường sức khỏe cơ bắp, tóc và da. Dầu vừng còn có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết đồi mồi và các dấu hiệu lão hóa khác trên da.

Ăn nhiều mè đen có tốt không?

Mè đen là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có biết rằng việc ăn nhiều mè đen sẽ gây nên một số tác dụng phụ như:
  • Dị ứng: Dị ứng là phản ứng hết sức thông thường khi ăn nhiều mè. Nếu là người nhạy cảm với mè, bạn có thể bị các loại di ứng khác nhau như là tiêu hóa, viêm mũi, chảy nước mũi, hen suyễn khi thức ăn được chế biến chủ yếu từ mè hoặc chiết xuất từ mè.
  • Tiêu chảy: Theo các nhà khoa học, mè có tính nhuận tràng tốt. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng phân lỏng, thậm chí tiêu chảy. Vì vậy, hãy cố gắng chỉ ăn mè trong một giới hạn nhất định để đảm bảo sức khỏe.
  • Trọng lượng cơ thể không ổn định: Hạt mè tuy nhẹ nhưng chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa rất cao. Chỉ 100g hạt mè đã chứa tới 590 calo, 8g chất béo bão hòa tương đương với 40% lượng chất béo cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, kết hợp ăn mè trong khẩu phần ăn thường xuyên sẽ làm cho trong lượng cơ thể không ổn định.
  • Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Trong mè đen có khoảng 5,36% axit phytic (là chất không có giá trị dinh dưỡng), làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm…
Ngoài ra, nếu ăn mè cả hạt, dù nhai kỹ đến đâu cũng không thể vỡ hết được và như vậy, vừa không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong mè, vừa gây hại cho đường tiêu hóa. Vì thế, dùng quá nhiều mè cũng không có lợi cho sức khoẻ.
Một số món ăn từ vừng đen
Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).
Canh chân giò vừng đen: Món này rất thích hợp cho các mẹ mới sinh, giúp tiết sữa và lợi sữa. Dùng khoảng 2 lạng mè đen rang chính, giã nhuyễn rồi cho vào món chân giò đã hầm.
Sữa đậu nành vừng đen: Ngoài việc chế biến các loại đồ ăn, vừng đen cũng được dùng để nấu sữa đậu nành. Bạn xay đậu tương đã ngâm nở cùng với mè đen đã rang. Lọc lấy nước và đun sôi hỗn hợp trên bếp. Sau đó cho đường vào sữa và thưởng thức.
Vừa làm nên những món ăn mới lạ, vừng đen còn là thực phẩm hữu hiệu chữa được nhiều bệnh hiệu quả, tuy nhiên mọi người phải sử dụng đúng cách nhé. Với bài viết: Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ? hi vọng mang lại những thông tin hữu ích, thú vị cho bạn đọc


Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừngvừng đen có tác dụng gì?bánh đa với 15 món ngon của Nghệ Anbánh đa vừng đen |tinh hoa xứ NghệBánh đa vừng đen |Ngon & Lành shopbánh đa Đô lương xứ NghệBánh đa Thanh chươngBánh đa vừng đen Đô lương cực ngonyêu lắm bánh đa vừngCách làm bánh đa vừngmua bánh đa ở đâubánh đa ở Hà nộibánh đa ăn với gìbánh đa uống bia 

15 món ngon khó cưỡng ở Nghệ An

Các món ăn của Nghệ An thường được làm từ những nguyên liệu dân dã, chính vì vậy nó mang hương vị rất đặc trưng mà không đâu có thể y hệt, nhắc tới mà thèm.

1.Cháo lươn Vinh
cháo lươn | banhda.online

Cháo lươn ở đây không xào thịt lươn đến săn khô như ngoài Hà Nội mà miếng lươn được để nguyên, nấu chín sẽ mềm, thơm, ngọt, thấm đượm vị cay của hành, tiêu, muối, ớt và vàng sánh của nghệ. Thường được rắc thêm chút hành tăm trông rất ngon mắt và khi ăn sẽ rất ngon miệng.
2.Bánh đa đúc hến
Banh da do luong
Là một món nhậu quen thuộc của người dân xứ Nghệ mỗi lần tụ tập. Hến dùng kèm là hến được đãi sạch từ sông Lam, chọn những con to, béo rồi xào cùng mỡ. Khi ăn người ta bẻ từng miếng bánh đa Đô Lương, biến nó thành chiếc thìa và nhẩn nha xúc từng con hến cho vào miệng
3. Mực nháy nướng Cửa Lò
muc nhay | banhda.online
Cái tên mực nháy nướng ở đây dùng để nói đến những con mực “nhảy” lên mặt biển, sau đó được ngư dân đánh bắt lên bờ, lúc đó còn nguyên độ tươi sẽ được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay lập tức. Mực ở đây tươi ngon, khi nướng chín sẽ vàng rụm và thơm mùi gia vị tẩm ướp.
4.Bánh bèo Vinh
banh beo |banhda.online
Bánh bèo Vinh được làm từ bột lọc, người ta phải nhào bột rất nhiều lần cho kỹ mới có được một mẻ bánh ngon. Để bánh trông đẹp mắt người ta thường nặn bánh cho giống cánh bèo. Nhân bánh là tôm non được xào với hành mỡ, đĩa bánh thường được cho thêm hành khô và một ít rau mùi.
5. Bánh mướt
banh muot |banhda.online
Thường bị nhầm lẫn với bánh cuốn ngoài Bắc vì vẻ bề ngoài, thế nhưng bánh mướt Nghệ An lại có một hương vị rất riêng. Nguyên liệu chính để làm bánh mướt là gạo tẻ, đem xay nhuyễn thành bột, ngâm trước khi đem lên tráng. Bánh có thể ăn kèm với thịt nướng, chả lụa, nước chấm bánh có vị chua ngọt của đường và chanh.
6.Tương Nam Đàn
tương nam đàn |banhda.online
Tương Nam Đàn là một trong những đặc sản được du khách tới đây mua về làm quà nhiều nhất. Phải mất gần hai tháng, qua nhiều công đoạn công phu tỉ mỉ với những nguyên liệu hoàn toàn lấy từ thiên nhiên như: đậu nành, nếp, muối không iot và nước. Đậu nành hạt phải đều, chắc mẩy, khi được rang chín sẽ để nguội, sau đó xay vỡ đôi, vỡ ba chứ không được xay nát, sảy bỏ vỏ, cho vào nồi nấu hơn 24h rồi múc vào chum ủ trong bảy ngày.
7.Nhút Thanh Chương
nhut thanh chuong |banhda.online
Người dân bản xứ nơi có câu “Nhút Thanh Chương – Tương Nam Đàn” để chỉ chính danh đặc sản nào đi với miền đất đó. Nhút Thanh Chương được làm từ quả mít non muối, nộm với thịt ba chỉ luộc thái chỉ. Món Nhút vắt khô, chấm nước Chẹo (nước tương gồm lạc rang giã nhỏ, thêm ớt, tỏi và đường), ăn kèm với rau kinh giới rất tuyệt.
8.Bánh đa vừng
banh da vung den
Bánh đa vừng là một đặc sản giòn ngon nổi tiếng. Vì được quyện với rất nhiều vừng đen nên ăn rất thơm, rất bùi và bổ dưỡng. Mỗi chiếc bánh còn có vị cay nồng của tiêu và tỏi, gia vị đậm đà rất khó để quên.
9.Khoai xéo
khoai xeo |banhda.online
Là một món ăn dân dã lâu đời, gắn liền với cuộc sống từ những tháng ngày khó khan nghèo khổ. Sau khi thu hoạch, người ta chọn những củ khoai ngon, nhiều bột nhất đem rửa sạch, sau đó cắt lát mỏng, phơi khô rồi đem dùng dần.
Khi chế biến, người ta đun hạt đậu trắng và hạt đậu phộng cho mềm, sau đó đổ khoai khô vào đun sôi, có thể cho thêm gạo nếp để tang độ dẻo. Đun cho tới khi cạn nước, cho thêm đường rồi bắc nồi xuống, sau đó tới công đoạn quan trọng nhất là xéo khoai. Xéo khoai phải nghệ thuật, phải thật nhuyễn, thật nát thì hương vị mới quyện đều vào nhau.
10.Mọc cua bể
moc cua be |banhda.online
Mọc cua bể là món ăn được chế biến khá tỉ mỉ và cầu kì ngay từ khâu gỡ thịt, ướp gia vị cho đến khi chế biến. Mọc cua bể chính danh phải cắm chân cua đã luộc chín vào mai giống như cua đang sống. Mùi vị thơm béo của cua quyện lẫn với hương vị của hành và gia vị đậm đà khiến ai cũng muốn thưởng thức.
11.Cháo nghêu
chao gheu  |banhda.online
Là một trong những món cháo nổi tiếng khi nhắc đến ẩm thực Nghệ An, đây là món ăn thực sự thú vị của Cửa Lò. Nghêu được làm sạch, băm nhỏ, phi với mắm hành thơm ngon. Sau đó được trộn vào cháo, ăn kèm với cả hành lá và hành khô. Một món ăn thực sự rất bổ dưỡng và thanh nhã.
12.Mực trộn tép bưởi
muc tron tep buoi |banhda.online
Mực ở Nghệ An được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau, trong đó mực trộn tép bưởi là món ăn thú vị nhất. Bưởi nhồi trong mực phải là loại bưởi ngon, chắc tép, sau khi được tẩm ướp sẽ được cho vào thân trong và nướng cùng mực tươi.
13.Cháo canh
chao canh |banhda.online
Với tên gọi lạ lẫm, chắc chắn du khách sẽ muốn được thưởng thức một lần món cháo này. Nguyên liệu chính để làm món này là bột mỳ, sau khi nhào thật nhuyễn sẽ cán thành bột và cắt thành những sợi nhỏ tròn. Nước dùng để chan được ninh từ xương và sau đó thêm một ít tí tô, hành khô và thịt bằm trộn đều.
14.Bánh ngào
banh ngao |banhda.online
Gần giống với bánh trôi, nhưng khác ở chỗ nước dùng để chan sệt sệt và ngọt của vị mật. Có thể cho thêm chút gừng và vừng để cảm nhận được thêm chút vị thơm, cay hòa quyện.
15.Cá giò
ca gio |banhda.online
Cá giò là một “đặc sản mới nổi” trong những năm gần đây. Cá giò có thể được chế biến thành 7 món khác nhau vô cùng hấp dẫn như gỏi, cá hấp sả, lẩu, cháo, vây cá rán hay da cá chiên giòn, chấm với nước mắm tỏi giòn mê ly.

Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừngvừng đen có tác dụng gì?bánh đa với 15 món ngon của Nghệ Anbánh đa vừng đen |tinh hoa xứ NghệBánh đa vừng đen |Ngon & Lành shopbánh đa Đô lương xứ NghệBánh đa Thanh chươngBánh đa vừng đen Đô lương cực ngonyêu lắm bánh đa vừngCách làm bánh đa vừngmua bánh đa ở đâubánh đa ở Hà nộibánh đa ăn với gìbánh đa uống bia