Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ?

Vừng đen hay còn gọi là mè đen đây được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao và mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Sau đây bài viết: Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ? sẽ chia sẻ đến các bạn những tác dụng tuyệt vời của vừng đen nhé. Mời bạn cùng đón xem! 
vừng đen tai banhda.online
Tìm hiểu về vừng đen
Vừng đen vừa là cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.
Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.

Vừng đen có tác dụng gì?

Vừng đen có vị ngọt bùi, tính bình, không độc, ít acid béo bão hoà, được Đông y dùng làm thuốc vì có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh; dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt…
Một số tác dụng của vừng đen:
  • Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng cao các chất khoáng chất cần thiết trong hạt vừng như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương.
  • Ổn định huyết áp: Magie trong vừng đen được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp giảm huyết áp cao, vì vậy mà magie có trong dầu vừng cũng có tác dụng như thế. Có thể bạn không biết, hàm lượng magie trong dầu vừng trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn.
  • Sạch răng miệng: Hạt vừng có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe răng miệng. Khi chà bột vừng hoặc vừng giã lên răng sẽ giúp bạn kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên răng. Đặc biệt là hạt vừng có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn chính gây ra sâu răng là vi khuẩn Streptococcus.
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Hạt vừng đen chứa nhiều chất xơ, các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ xưa, người ta đã dùng vừng đen như một vị thuốc để chữa chứng táo bón hay tiêu chảy, khó tiêu. Chính vì thế mẹ bầu có thể dùng vừng đen nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Ngăn ngừa tiểu đường: Bên cạnh gạo lứt, từ xưa đến nay người ta vẫn coi hạt vừng đen là thực phẩm sử dụng an toàn chống lại bệnh tiểu đường bởi nó có tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể. Để phòng ngừa tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu nên có kế hoạch ăn vừng đen. Ngoài ra vừng đen cũng ít qua chế biến nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Phòng chống ung thư: Bên cạnh các khoáng chất thì hạt vừng còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới và nó hoạt động như một chất chống oxi hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Do đó mà không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn chặn các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức.
  • Tốt cho bà bầu: Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng vừng đen 3 lần/ tuần để việc sinh nở dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, ăn vừng đen cũng giúp các chị em có nhiều sữa, sữa chất lượng hơn vì trong vừng đen có nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.
  • Đẹp da, dưỡng tóc: Hạt vừng có chứa kẽm hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hình thành collagen, tăng cường sức khỏe cơ bắp, tóc và da. Dầu vừng còn có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết đồi mồi và các dấu hiệu lão hóa khác trên da.

Ăn nhiều mè đen có tốt không?

Mè đen là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có biết rằng việc ăn nhiều mè đen sẽ gây nên một số tác dụng phụ như:
  • Dị ứng: Dị ứng là phản ứng hết sức thông thường khi ăn nhiều mè. Nếu là người nhạy cảm với mè, bạn có thể bị các loại di ứng khác nhau như là tiêu hóa, viêm mũi, chảy nước mũi, hen suyễn khi thức ăn được chế biến chủ yếu từ mè hoặc chiết xuất từ mè.
  • Tiêu chảy: Theo các nhà khoa học, mè có tính nhuận tràng tốt. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng phân lỏng, thậm chí tiêu chảy. Vì vậy, hãy cố gắng chỉ ăn mè trong một giới hạn nhất định để đảm bảo sức khỏe.
  • Trọng lượng cơ thể không ổn định: Hạt mè tuy nhẹ nhưng chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa rất cao. Chỉ 100g hạt mè đã chứa tới 590 calo, 8g chất béo bão hòa tương đương với 40% lượng chất béo cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, kết hợp ăn mè trong khẩu phần ăn thường xuyên sẽ làm cho trong lượng cơ thể không ổn định.
  • Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Trong mè đen có khoảng 5,36% axit phytic (là chất không có giá trị dinh dưỡng), làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm…
Ngoài ra, nếu ăn mè cả hạt, dù nhai kỹ đến đâu cũng không thể vỡ hết được và như vậy, vừa không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong mè, vừa gây hại cho đường tiêu hóa. Vì thế, dùng quá nhiều mè cũng không có lợi cho sức khoẻ.
Một số món ăn từ vừng đen
Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).
Canh chân giò vừng đen: Món này rất thích hợp cho các mẹ mới sinh, giúp tiết sữa và lợi sữa. Dùng khoảng 2 lạng mè đen rang chính, giã nhuyễn rồi cho vào món chân giò đã hầm.
Sữa đậu nành vừng đen: Ngoài việc chế biến các loại đồ ăn, vừng đen cũng được dùng để nấu sữa đậu nành. Bạn xay đậu tương đã ngâm nở cùng với mè đen đã rang. Lọc lấy nước và đun sôi hỗn hợp trên bếp. Sau đó cho đường vào sữa và thưởng thức.
Vừa làm nên những món ăn mới lạ, vừng đen còn là thực phẩm hữu hiệu chữa được nhiều bệnh hiệu quả, tuy nhiên mọi người phải sử dụng đúng cách nhé. Với bài viết: Vừng đen có tác dụng gì, ăn nhiều mè có tốt không ? hi vọng mang lại những thông tin hữu ích, thú vị cho bạn đọc


Xem thêm: 3 tháng đâu mang thai nên ăn gì?ăn bánh đa có béo không?, Thơ bánh đa vừngvừng đen có tác dụng gì?bánh đa với 15 món ngon của Nghệ Anbánh đa vừng đen |tinh hoa xứ NghệBánh đa vừng đen |Ngon & Lành shopbánh đa Đô lương xứ NghệBánh đa Thanh chươngBánh đa vừng đen Đô lương cực ngonyêu lắm bánh đa vừngCách làm bánh đa vừngmua bánh đa ở đâubánh đa ở Hà nộibánh đa ăn với gìbánh đa uống bia 

0 comments:

Đăng nhận xét